𝐎𝐕𝐄𝐑𝐓𝐇𝐈𝐍𝐊𝐈𝐍𝐆
Một trong những điều gây trở ngại cho việc phát triển tư duy, không phải là không biết nghĩ mà bởi vì nghĩ quá nhiều.
Một trong những điều gây trở ngại cho việc phát triển tư duy, không phải là không biết nghĩ mà bởi vì nghĩ quá nhiều.
Overthinking, hay còn gọi là suy nghĩ quá nhiều, là trạng thái tâm lý khi một người tập trung quá nhiều vào một vấn đề hoặc tình huống, đến mức làm cho họ suy nghĩ, phân tích và suy diễn về các khía cạnh của nó một cách cực độ. Khi đó, người đó không thể tìm ra giải pháp hoặc hành động cần thiết một cách hiệu quả, đồng thời, họ có thể cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và bị stress.
Nguyên nhân của overthinking có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm căng thẳng, lo lắng về tương lai, sợ hãi về quá khứ, áp lực đến từ cuộc sống hàng ngày, cảm giác bất an, hoặc các rắc rối trong mối quan hệ. Việc suy nghĩ quá nhiều có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực như suy giảm năng suất, quyết định sai lầm, và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất.
Để giảm bớt tình trạng overthinking, một số giải pháp có thể được áp dụng như chủ động thực hiện các hoạt động giải trí, tập trung vào việc hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể, tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách nói chuyện với người thân hoặc bạn bè, áp dụng kỹ thuật thở và các kỹ thuật giảm căng thẳng như yoga, thực hành mindfulness, và đặt mục tiêu rõ ràng và cụ thể để tập trung vào mục đích của bản thân.
Trên lý thuyết thì là vậy, nhưng để thực hành các giải pháp này chúng ta thực sự cần tạo ra sự kỷ luật và tự giác trong rất nhiều thói quen và hành động cụ thể. Dưới đây là một vài kinh nghiệm của tôi, một người luôn nghĩ quá nhiều nhưng nay đã biết tư duy hệ thống lại:
1. 𝑳𝒖̛̣𝒂 𝒄𝒉𝒐̣𝒏 𝒕𝒂̂𝒎 𝒃𝒊̀𝒏𝒉 𝒂𝒏 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒎𝒐̂̃𝒊 𝒈𝒊𝒂̂́𝒄 𝒏𝒈𝒖̉
Thường việc nghĩ quá nhiều diễn ra bất kể thời điểm nào trong ngày. Nhưng theo quan sát của tôi, nó diễn ra mạnh mẽ nhất vào thời điểm trước khi ngủ. Nhiều bạn đã mất ngủ thức trắng cả đêm để nghĩ, nghĩ và nghĩ. Tôi hiểu rằng bạn đang rất nỗ lực tư duy tìm giải pháp cho vấn đề của mình; nhưng nếu sự cố gắng đó đi vào vòng luẩn quẩn, rất có thể những đêm không muốn ngủ đó sẽ làm bạn kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Sức khoẻ kém thì làm gì cũng kém, bất kể bạn nghĩ giỏi tới đâu. Lý tưởng nhất, bạn chọn cho mình một tâm thế bình an, tránh xa smartphone và mạng xã hội nơi có năng lượng tương đối hỗn độn ít nhất 30 phút trước khi ngủ. Đọc sách, nghe pháp thoại, hay làm bất cứ điều gì khiến tâm bạn thoải mái. Đơn giản chỉ là lắng nghe tâm, đừng cố gắng phân tích mổ xẻ điều gì vào giờ cơ thể cần nghỉ ngơi như vậy.
2. 𝑹𝒆̀𝒏 𝒄𝒉𝒐 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒐́𝒊 𝒒𝒖𝒆𝒏 𝒕𝒊̉𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖̛́𝒄 (𝑺𝒆𝒍𝒇-𝑪𝒐𝒂𝒄𝒉𝒊𝒏𝒈)
Trước khi nói về tỉnh thức thì phải biết thức tỉnh từ những điều nhỏ nhất. Thức tỉnh những thói quen cũ kỹ và xấu xí. Ví dụ trước kia tôi thường ngủ rất muộn, tôi hay làm việc thâu đêm, tôi lạm dụng cafe để tỉnh, tặc lưỡi với chuyện lười tập thể dục. Thức tỉnh là nhận diện ra cái gì đang làm hạn chế bản thân mình, và đâu là thói quen giúp mình phát triển. Chẳng hạn như thói quen dậy sớm. Dậy sớm không phải chỉ là lựa một cung giờ thức giấc, dậy sớm giúp tiết kiệm mỗi ngày 2-3 giờ để học tập, nuôi dưỡng tinh thần tự học, có người dậy sớm học thiền, có người học khí công, tập thể thao, có người đọc sách, hay đơn giản chỉ là ngồi bình yên và tập thở giữ tâm quân bình. Từ khi cam kết với chính mình thói quen dậy sớm từ 4h30, tôi thấy sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân có mạnh hơn trước. Điều kiện để tư duy hệ thống bền vững với tôi là thế. Những thói quen tỉnh thức sẽ là những cột neo tư duy để ta sắp xếp lịch trình làm việc, suy nghĩ trong mỗi ngày. Một đời tỉnh thức tới từ hằng ngày tỉnh thức.
3. 𝑯𝒐̣𝒄 𝒕𝒂̣̂𝒑 𝑻𝒖̛ 𝑫𝒖𝒚 𝑯𝒆̣̂ 𝑻𝒉𝒐̂́𝒏𝒈
Tôi đã làm điều này được 5 năm. Để hệ thống được thì phải nắm bắt được, nhận diện được. Cũng như căn nhà lộn xộn, muốn sắp xếp ngăn nắp cần định vị và hiểu được vị trí, chức năng của từng đồ vật. Tư duy của bạn cũng là ngôi nhà bên trong. Không coi sóc dọn dẹp mỗi ngày là rác rứa bừa bộn lắm.
Điều cốt tuỷ trong việc áp dụng tư duy hệ thống trong cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân, theo tôi không nằm ở cách thức sắp xếp, mà nằm ở tâm thế quản trị cảm xúc của chính mình. Bằng chứng là rất nhiều người hay chữ, họ biết tất cả những nguyên lý thành công, cách thức phát triển bản thân; nhưng tư duy vẫn giậm chân tại chỗ vì kiến thức không chuyển hoá được thành thực tiễn. Trong ngôn ngữ coaching tư duy hệ thống mà tôi thường chia sẻ trong các lớp học hay phiên coach của mình, thì lý do chính là bởi cuộc sống chúng ta chính là một hệ thống. Trong hệ thống đó có rất nhiều thành phần, có những cái tương hỗ lẫn nhau và cũng có những điều tương phản, trở thành lực cản. Khi học tập một điều gì mới, lực quán tính trong tư duy cũ thường có xu hướng kéo ta về các thói quen suy nghĩ trước đây. Nó tạo ra rất nhiều lý do trì hoãn, nó kéo lui sự đổi mới trong cách ta nhìn nhận cuộc sống. Cũng có những trường hợp, không ít người thích đi tắt đón đầu, áp chế cảm xúc bằng những câu khẩu ngữ sáo rỗng, không chịu đào sâu vào niềm tin bên trong mà bị toàn những thứ lấp lé bên ngoài thu hút. Hút cạn những tâm trí bình an và tỉnh thức, kể cả những điều bên ngoài đó có nhân danh bình an và tỉnh thức. Vậy nên muốn học được tư duy hệ thống, trước hết phải biết nhận diện cảm xúc và lãnh đạo bản thân thật tốt. Đây chắc chắn là một quá trình, chứ hiếm khi có chuyện một phát ăn ngay, một sớm một chiều. Nên khi các bạn hỏi tôi, vì sao lớp học coaching tư duy hệ thống của Trường Cốt Chinh lại là 12 tháng đồng hành thì đây chính là lý do. Chúng tôi không muốn bạn chỉ học xong để đấy, mà muốn bạn hành động thực sự. Chúng tôi cũng không muốn bạn bị những thói quen cũ kỹ và xấu xí trở thành lực cản của tư duy, nên chúng ta sẽ có mỗi tháng một lần sau khi học xong để thực hành những thói quen tỉnh thức. Chúng tôi muốn bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Dĩ nhiên, đầu tiên và chủ yếu vẫn nằm ở mong muốn nơi bạn!
Ít nhất, cùng hành trình học tập này dù bạn tự học hay có thêm sự trợ lực của người khác, bạn sẽ biết cách để kết thúc Overthinking, và bắt đầu biết Systems Thinking (tư duy hệ thống). Hệ thống lại niềm tin trước khi hệ thống lại thông tin, hệ thống lại những giá trị cốt lõi của mình trước khi hệ thống bất cứ một mục tiêu nào muốn chinh phục.
Chúc bạn tuần mới nhiều năng lượng tỉnh thức để tư duy hệ thống!
𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐓𝐢𝐞̂́𝐧 𝐇𝐢𝐞̣̂𝐩
𝐂𝐨𝐚𝐜𝐡 𝐓𝐮̛ 𝐃𝐮𝐲 𝐇𝐞̣̂ 𝐓𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 | 𝐒𝐚́𝐧𝐠 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐂𝐨̂́𝐭 𝐂𝐡𝐢𝐧𝐡
Viết một mạch tới 5h sáng nay
20/02/2023