'Sẽ không có nhiều người biết viết trong vài chục năm nữa' ?
Đây là nhận định của chuyên gia máy tính Paul Graham - sáng lập công ty vườn ươm khởi nghiệp (startup incubator) năm 2005, tài trợ hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp gồm Airbnb, Dropbox, Stripe và Red
"Tôi thường do dự khi đưa ra những dự đoán về công nghệ, nhưng tôi khá tự tin khi nói điều này: Trong vài ba chục năm nữa, sẽ chẳng còn mấy ai biết viết" - ông Graham chia sẻ thế này trên blog cá nhân.
Còn tôi, vâng, tôi là một kẻ “ngoại đạo” trong lĩnh vực công nghệ máy tính, nhưng chính vì ngoại đạo nên có thể quan sát một cách khách quan tiến trình phát triển của AI tạo sinh trong hơn 2 năm vừa rồi (kể từ khi Chat GPT ra mắt). Và chính vì “thực hành sinh hiểu biết” (mò mẫm chừng 30 AI và hướng dẫn AI cho 1000+ học viên) nên tôi càng nhận ra có nhiều thực tế về AI phải cẩn trọng. Đây cũng là một nội dung xuyên suốt trong quá trình tôi đào tạo 1:1 hay chia sẻ với các doanh nghiệp, tổ chức muốn đưa AI
Đúng là từ khi có Chat GPT, tôi thấy không ít người đã vô cùng hân hoan vì từ nay chẳng phải lo nghĩ gì về việc viết lách.
Chẳng hạn như,
Sinh viên có trợ lý viết bài luận nghiên cứu hay làm các bài tập trên lớp.
Dân truyền thông thì có thêm một công cụ viết thật tốc độ để phục vụ được nhiều khách hàng hơn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí chẳng cần phải thuê ngoài khâu content marketing vì nhân sự có người biết dùng Chat GPT cùng thư viện các câu lệnh cho viết sưu tầm trên mạng.
Nhưng ai mà biết được,
Sinh viên nhiều bạn tự chủ tự giác thì còn nhận ra, nhiều bạn cứ theo đà đó dùng Chat GPT để đối phó cho những cuộc deadline gấp. Ô thế là 4 năm Chat GPT học đại học giúp luôn chăng? Rồi sau này AI đi làm thay luôn chăng? Cái nhanh của việc trợ giúp này lại dẫn tới hiện tượng ỷ lại, thiếu tư duy đa chiều, nhất là với các bạn năm nhất - không khéo còn bị nội dung đó thao túng lúc nào không hay. Vì thiếu, thiếu tư duy kiểm chứng.
Các agency khi áp dụng AI trong viết dường như phục vụ được nhiều khách hàng hơn, sẽ thật tốt nếu như bản sắc thương hiệu vẫn được thể hiện rõ; và sẽ thật tệ nếu như không dùng gì tới tư duy đào sâu vào từng DNA của doanh nghiệp để dùng AI viết ra những nội dung na ná nhau. Sau cùng, khổ khách hàng phải tiêu thụ các loại nội dung một màu, khổ doanh nghiệp vì bỏ tiền ra rồi nhưng nhận lại các loại nội dung "giống - bao - bên - khác"
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngân sách thấp thì AI đúng như một cứu cánh khi tiết kiệm ngân sách cho việc truyền thông, nhưng cũng phải cẩn trọng & nên có ít nhất 1-2 người trong công ty hiểu được các vấn đề nhạy cảm do AI mang lại như bản quyền hình ảnh, văn phong phù hợp tệp khách hàng mục tiêu...
Ở khía cạnh cá nhân thì ngay cách đây mấy hôm, một cộng sự viết lách chia sẻ với tôi rằng, sẽ tạm dừng sử dụng AI một thời gian cho chuyện viết. Bởi vì nhận ra một chuyện, nội dung AI tạo ra quá dễ dàng và kể cả bản thân có ý thức thì cũng thấy một chuyện là sự dễ dàng đó đi đôi với sự rời rạc. Các thông tin được chắp nối khéo léo tới mấy vẫn tiềm ẩn những rủi ro đứt đoạn trong đó.
Một bài viết không được biên tập kỹ càng sẽ tạo ra ít nhất hai tác hại:
(1) Tư duy người đọc phải tiếp nhận những nội dung rời rạc thì tư duy của họ cũng phần nào bị rời rạc theo. Chẳng phải chờ tới AI mà khi có tiktok và mạng xã hội, nhiều người đã bị như thế sẵn rồi. Nay có thêm AI tạo nội dung trên mạng xã hội nữa thì thật sự não bộ của người dùng đang bị tấn công đa phía.
(2) Chính tư duy người viết cũng trở nên dễ dãi hơn. Một phút tặc lưỡi cho các nội dung AI tạo ra, không kiểm chứng thông tin thôi, cũng là hỏng cả 1 bài viết rồi. Điều này có thể tốt cho tăng trưởng ngắn hạn về tốc độ tạo sinh bài viết, nhưng hại cho việc phát triển các dạng tư duy dài hạn như TƯ DUY HỆ THỐNG.
Tôi xin trích dẫn tiếp nội dung từ ông Graham chia sẻ, như phần kết cho bài viết này:
"Bối cảnh hiện nay khác rồi. AI mở ra một kỷ nguyên mới, làm đảo lộn trật tự thế giới. Hầu hết áp lực của việc viết tan biến. Bạn có thể nhờ AI viết nhiều thứ cho mình, cả ở trường và nơi làm việc.
Kết quả là thế giới này sẽ được chia thành nhóm biết và không biết viết. Dẫu vậy, tôi nghĩ một số cá nhân vẫn còn khả năng này trong tương lai - vài người trong chúng ta thích điều đó. Song, nhóm trung gian giữa những người viết giỏi và những người không biết viết sẽ biến mất. Xã hội thay vì có những người viết giỏi, người viết tạm được và người không biết viết, thì giờ chỉ còn những người viết giỏi và người không có khả năng viết.
Như thế có tệ lắm không? Chẳng phải cũng là lẽ thường khi một số kỹ năng sẽ bị đào thải do sự phát triển của công nghệ khiến chúng lỗi thời? Ví dụ, giờ không còn nhiều thợ rèn nữa nhưng điều đó cũng không gây ảnh hưởng gì.
Dù nói thế, với tôi, đây là viễn cảnh tệ. Nguyên nhân nằm ở vấn đề tôi đề cập trước đó: Viết chính là tư duy. Thực tế, có một dạng tư duy chỉ có thể được hình thành bằng cách viết ra. Không ai có thể diễn giải thông điệp này xuất sắc bằng nhà toán học Leslie Lamport: "Nếu bạn tư duy mà không viết ra thì bạn mới chỉ tưởng là mình đang tư duy".
Vì lẽ đó, tôi cho rằng việc thế giới bị chia thành hai nửa - người biết viết và không biết viết - nguy hiểm hơn ta hình dung. Đó sẽ là thế giới của những người biết và không biết tư duy. Trong viễn cảnh đó, tôi hiểu rõ tôi muốn thuộc về phe nào, và tôi dám cá là các bạn cũng thế.
Trong quá khứ, tình huống giả định trên từng xảy ra. Thời tiền công nghiệp, thể lực của nhiều người tốt là nhờ làm công việc tay chân. Giờ đây, nếu muốn khỏe mạnh, bạn phải tập thể dục. Ngày nay, vài cá nhân vẫn có sức lực tốt dù nghề nghiệp của họ không cần vận động nhiều. Đó là do họ chọn kiên trì tập luyện.
Điều này cũng giống như chuyện viết lách thôi. Vẫn sẽ có những người thông minh, nhưng chỉ với những người chọn trở thành như thế".
Còn bạn, bạn lựa chọn cách nào ?
Nếu cần một buổi cafe online 1:1, vui lòng book lịch bằng việc nhắn cho tôi về kênh sau đây: COACH LƯƠNG TIẾN HIỆP
Nếu lựa chọn sự sâu sắc trong đọc và tư duy hệ thống, thì dưới đây là một vài gợi ý từ tôi:
BỘ TÀI LIỆU VỀ TƯ DUY HỆ THỐNG ỨNG DỤNG TRONG 100 NGÀNH NGHỀ